Liệt kê Di cư môi trường

Thống kê toàn cầu

Đã có có rất nhiều sự nỗ lực qua các thập kỷ để nói về những người di cư và người tị nạn môi trường. Jodi Jacobson (1988) được trích dẫn là nhà nghiên cứu đầu tiên làm sáng tỏ vấn đề, đã tuyên bố rằng đã có tới 10 triệu người tị nạn môi trường. Dựa trên "những tình huống tệ nhất" về mực nước biển dâng, Cô chỉ rõ rằng tất cả hình thức của "Người tị nạn môi trường" sẽ gấp 6 lần người tị nạn chính trị[16]. Đến năm 1989, Mustafa Tolba, Giám đốc điều hành của UNEP, đã tuyên bố rằng " Có đến 50 triệu người có thể trở thành người tị nạn môi trường" nếu thế giới không hành động để hỗ trợ phát triển bền vững[17]. Năm 1990, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC 1990:20) tuyên bố rằng hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu có thể là di cư, "Với hàng triệu người phải di dời do xói lở bờ biển, lũ lụt ven biển và hạn hán nghiêm trọng"[18]. Vào giữa những năm 1990, nhà môi trường người Anh, Norman Myers, đã trở thành người đề xướng nổi bật nhất của trường phái những người theo chủ nghĩa tối đa hóa này (Suhrke 1993) đã lưu ý rằng "Những người tị nạn môi trường sẽ sớm trở thành nhóm người tị nạn không cố tình lớn nhất"[19]. Ngoài ra, ông còn tuyên bố rằng có 25 triệu người tị nạn môi trường vào giữa những năm 1990, khẳng định con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2010, và có thể đạt tới 200 triệu vào năm 2050[20]. Myers lập luận rằng các nguyên nhân của dịch chuyển môi trường bao gồm sa mạc hóa, thiếu nước,nhiễm mặn vùng đất canh tác và suy giảm của đa dạng sinh học. Ông cũng đưa ra giảt thuyết rằng sự dịch chuyển sẽ lên tới 30m ở Trung Quốc, 30m ở Ấn Độ, 15m ở Bangladesh, 14m ở Ai Cập, 10m ở các vùng đồng bằng và ven biển khác, 1m ở các quốc đảo và 50m đối với những người di cư nông nghiệp khác vào năm 2050. Mới đây, Myers đã đưa ra giả thuyết rằng con số có thể lên tới 250 triệu vào năm 2050.[21]

Những tuyên bố trên đã thu được số tiền đáng kể, với dự đoán là thế giới sẽ có 150-200 triệu người tị nạn do biến đổi khí hậu vào năm 2050. Biến thể của tuyên bố này được đưa ra trong các báo cáo có tầm ảnh hưởng về biến đổi khí hậu của IPCC [22] và kinh tế học của biến đổi khí hậu (Stern et al. 2006: 3)[23] của The Stern Review cũng như các tổ chức phi chính phủ như Friends of the Earth[24], Greenpeace Germany[25] và viện trợ Ki-tô giáo,[21] và các tổ chức lên chính phủ như Hội đồng Châu Âu[26]. UNESCO,[27] IOM và UNHCR[28].

Norman Myers là nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực này, là người đã phát hiện ra rằng có 25 triệu người di cư môi trường vào năm 1995 trong công trình của mình (Myers & Kent 1995) [29] đã thu hút hơn 1000 nguồn.[30] Tuy nhiên, Vikram Kolmannskog đã tuyên bố rằng công trình của Myers có thể "bị chỉ trích do không nhất quán và khó có thể kiểm tra".[31] Hơn nữa, chính Myers đã thừa nhận rằng các con số của mình được dựa trên phép "ngoại suy anh hùng". Nói chung, Black đã lập luận rằng có những dấu hiệu khoa học nhỏ vô cùng" chỉ ra rằng thế giới đang "chứa đầy những người tị nạn môi trường".[32] Thật vậy, Francois Gemenne đã khẳng định rằng:"Khi nói về những dự đoán, những con số thường được dựa trên số người đang sống trong các khu vực nguy hiểm chứ không dựa trên số người dự kiến sẽ di cư"[33]

Trong nửa đầu năm 2019, 7 triệu người đã di dời trong chính đất nước của họ bởi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt,theo Trung tâm giám sát di dời nội bộ. Đây là con số lớn gấp 2 lần số người di dời do bạo lực và xung đột. Phần lớn người dân phải di tản đã được sơ tản trước khi cơn bão đến, điều đó đã cứu sống rất nhiều mạng người, nhưng nền kinh tế phải trả một cái giá rất lớn.[34][35]

Châu Á và Thái Bình Dương

Theo Trung tâm giám sát di dời nội bộ, hơn 42 triệu người đã phải di dời ở Châu Á và Thái Bình Dương trong năm 2010 và 2011, nhiều hơn hơn 2 lần so với dân số ở Sri Lanka. Con số này bao gồm những người bị di dời do bão, lũ lụt, thời tiết nóng bức,sóng lạnh. Cũng có những người bị di dời do mực nước biển dâng lên hoặc hạn hán. Hầu hết những người bị buộc phải rời đi cuối cùng đã quay trở lại khi điều kiện được cải thiện, nhưng một số khác thì trở thành người di cư, thường là ở trong đất nước họ, nhưng cũng có người qua biên giới quốc gia.[36]

Di cư do khí hậu là một vấn đề rất phức tạp cần được hiểu là một phần của động lực di cư toàn cầu. Di cư thường có nhiều nguyên nhân và các yếu tố môi trường đan xen với các yếu tố kinh tế, xã hội khác bới những thay đổi của môi trường. Di cư môi trường không nên chỉ được coi là một phạm trù riêng biệt, tách biệt với các luồng di cư khác. Một nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á năm 2012 chỉ rõ rằng di cư do khí hậu nên được giải quyết như là một phần trong chương trình nghị sự phát triển của một quốc gia, với những tác động chính của di cư đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Báo cáo khuyến nghị các biện pháp can thiệp cả hai để giải quyết tình trạng của những người di cư cũng như những người người ở lại trong các khu vực có rủi ro về môi trường. Người ta nói rằng:"Để giảm thiểu những người di cư bị buộc phải rời đi do điều kiện môi trường tệ, và để củng cố khả năng phục hồi của những cộng đồng có tính rủi ro cao, chính phủ nên thông qua cảnh sát và cam kết tài chính cho bảo trợ xã hội, phát triển sinh kế, phát triển hạ tầng đô thị cơ bản và quản lý rủi ro thiên tai".[37]

Ngoài ra, các khu vực dân cư nghèo có nguy cơ bị hủy hoại môi trường và biến đổi khí hậu, bao gồm cả bờ biển, đường lũ và sườn dốc. Do đó, biến đổi khí hậu đe dọa các khu vực đang phải chịu cảnh nghèo đói cùng cực. "Vấn đề công bằng là rất quan trọng. Khí hậu ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, nhưng không ảnh hưởng đến tất cả chúng ta", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói với các đại biểu tại một hội nghị khí hậu ở Indonesia[38].Châu Phi cũng là một trong những khu vực trên thế giới, nơi sự di cư môi trường rất nhiều do hạn hán và các sự kiện liên quan đến khí hậu khác.[39]

Do mực nước biển dâng cao, có tới 70.000 người sẽ phải di dời ở Sundarbans vào đầu năm 2020 theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Hải dương học tại Đại học Jadavpur Inside Sundarbans [40].Một chuyên gia đã kêu gọi khôi phục lại môi trường rừng ngập mặn nguyên thủy của Sundarbans để vừa giảm thiểu tác động của nước biển dâng và nước dâng do bão, vừa đóng vai trò là bể chứa carbon cho khí thải nhà kính.[41][42][43]

Ở quận Minqin, tỉnh Cam Túc, "10.000 người đã rời khỏi khu vực và trở thành " người di cư sinh thái ".[44]

Vào năm 2013, một tuyên bố của một người đàn ông người Kiribati, là "người tị nạn biến đổi khí hậu" theo Công ước liên quan đến tư cách pháp lý của người tị nạn (1951) đã được Tòa án tối cao New Zealand [45][46][47] xác định là không thể giải quyết được. Công ước về người tị nạn đã không được áp dụng vì không có sự áp bức hay tổn hại nghiêm trọng nào liên quan đến bất kỳ cơ sở nào trong 5 hiệp ước. Tòa đã bác bỏ lập luận rằng chính cộng đồng quốc tế (hoặc các quốc gia có thể được cho là có nguồn phát thải carbon dioxide cao hoặc các loại khí thải nhà kính khác trong lịch sử) là "kẻ phá hoại" các mục đích của Công ước tị nạn.[46] Phân tích này cần thiết cho con người để xác định sự áp bức của loại được mô tả trong Công ước về người tị nạn không loại trừ khả năng người dân đối với các quốc gia chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu có thể đi kèm với Công ước về người tị nạn. Tuy nhiên, bản thân nó không phải là sự kiện biến đổi khí hậu, mà là phản ứng chính trị và xã hội đối với biến đổi khí hậu, có khả năng tạo ra lối đi cho một yêu sách thành công. Tòa án Di trú và Bảo vệ New Zealand và Tòa án Tối cao, "có mối liên hệ phức tạp giữa thiên tai, suy thoái môi trường và tính dễ bị tổn thương của con người. Có thể có bạo lực hoặc đàn áp trực tiếp toàn bộ một bộ phận dân chúng. Cứu trợ nhân đạo có thể bị chính trị hóa, đặc biệt là trong tình huống một số nhóm trong một quốc gia có hoàn cảnh khó khăn là mục tiêu của sự phân biệt đối xử trực tiếp ". Tòa phúc thẩm New Zealand cũng bác bỏ yêu cầu này trong một quyết định năm 2014. Khi kháng cáo thêm, Tòa án Tối cao New Zealand đã xác nhận các phán quyết bất lợi trước đó đối với đơn xin tị nạn, Tòa án Tối cao cũng bác bỏ đề xuất rằng "suy thoái môi trường do biến đổi khí hậu hoặc các thảm họa tự nhiên khác không bao giờ có thể tạo ra lối đi vào Công ước tị nạn hoặc quyền tài phán của người được bảo vệ ".[48] Teitiota đã kháng cáo lên Liên Hợp Quốc. Vào tháng 1 năm 2020, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc "phán quyết chống lại Teitiota trên cơ sở rằng cuộc sống của anh ta không có nguy cơ sắp xảy ra những rủi ro", nhưng cũng nói rằng đó là một sự vi phạm nhân quyền để buộc người tị nạn quay trở lại "với quốc gia có biến đổi khí hậu đe dọa nguy hiểm bất cứ lúc nào".[14]

Vào năm 2014, người ta đã chú ý đến một kháng cáo lên Tòa án Di trú và Bảo vệ New Zealand phản đối việc trục xuất một gia đình người Tuvalu trên cơ sở họ là "những người tị nạn biến đổi khí hậu", người phải chịu đựng khó khăn do suy thoái môi trường của Tuvalu.[49] Tuy nhiên, việc cấp giấy phép cư trú sau đó cho gia đình đã được thực hiện với lý do không liên quan đến yêu cầu tị nạn [50]. Gia đình đã thành công trong việc kháng cáo bởi vì, theo luật nhập cư liên quan, có "những trường hợp đặc biệt có tính chất nhân đạo" biện minh cho việc cấp giấy phép cư trú khi gia đình hòa nhập vào xã hội New Zealand với một đại gia đình lớn đã di dời đến New Zealand.[50]

Bắc Mĩ

Alaska

Đã có 178 cộng đồng người Alaska bị đe dọa do sự xói mòn đất đai. Nhiệt độ hàng năm đã tăng đều đặn trong 50 năm qua, riêng đối với Alaska thì tăng gấp 2 lần (so với tỉ lệ được nhìn thấy của Hoa Kì) với tốc độ 3.4 độ và mức tăng 6.3 độ đáng báo động trong mùa đông trong 50 năm qua.Nhiều cộng đồng cư trú ở những khu vực này đã sống xa đất ở ban đầu qua nhiều thế hệ.Có một mối đe dọa lớn về mất văn hóa và mất bản sắc bộ lạc với các cộng đồng này.[51]

Từ năm 2003 đến năm 2009, một cuộc khảo sát cục bộ của Công binh Lục quân đã xác định được 31 ngôi làng ở Alaska đang bị đe dọa bởi lũ lụt và xói mòn.Đến năm 2009, 12 trong số 31 ngôi làng đã quyết định di dời, với bốn ngôi làng (Kivalina, Newtok, Shaktoolik và Shishmaref)được yêu cầu sơ tán ngay lập tức do nguy cơ lũ lụt ngay lập tức cùng với các lựa chọn sơ tán hạn chế.[52]

Tuy nhiên, việc tái định cư đang tỏ ra khó khăn vì không có khổ thể chế chính phủ nào tồn tại để hỗ trợ những người tị nạn khí hậu ở Hoa Kỳ. Chính quyền Obama hứa sẽ tài trợ 50,4 tỷ USD để hỗ trợ các nỗ lực tái định cư vào năm 2016.

Châu Âu

Do trận lụt Balkan vào năm 2014 (được coi là có liên quan đến biến đổi khí hậu), một số người ở Bosnia và Herzegovina đã di cư sang các nước châu Âu khác (Đức,...)[53]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di cư môi trường http://202.4.186.52:8080/jspui/bitstream/123456789... http://www.safecom.org.au/foe-climate-guide.htm http://beta.adb.org/sites/default/files/pub/2012/a... http://www.cambridge.org/us/academic/subjects/poli... http://ejfoundation.org/page590.html http://www.fundacionhenrydunant.org/images/stories... http://www.glogov.org/?pageid=80 http://www.nzlii.org/nz/cases/NZHC/2013/3125.html http://www.nzlii.org/nz/cases/NZSC/2015/107.html http://www.towardsrecognition.org/